HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE HẠN CHẾ TỶ LỆ MẮC MỚI VÀ TIẾN TRIỂN CẬN THỊ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HOÀNG MAI – NGHỆ AN (2019 – 2020)
DOI:
https://doi.org/10.56086/jcvb.v3i2.95Từ khóa:
Cận thị; Học sinhTóm tắt
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe hạn chế tỷ lệ mắc mới và tiến triển cận thị ở học sinh trung học cơ sở tại Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An năm (2019 – 2020). Nghiên cứu can thiệp có đối chứng kết hợp với theo dõi dọc bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống cận thị ở đối tượng học sinh trung học cơ sở tại 4 trường Trung học cơ sở Quỳnh Thiện, Quỳnh Lập, trường THCS Quỳnh Phương và Quỳnh Xuân là trường đối chứng. Kết quả chỉ ra là tỷ lệ HS nhóm can thiệp có kiến thức đúng phòng ngừa cận thị tăng lên 44% - 99% nhiều hơn so trước can thiệp là 5% - 35 % (trước can thiệp 9% - 94.5%) và cao hơn so với nhóm chứng 13% - 92% (p<0,05). Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có hành vi đúng phòng ngừa cận thị tăng lên 46% - 86% nhiều hơn so trước can thiệp là 15% - 21% (trước can thiệp 31% - 65%) và cao hơn so với nhóm chứng 31%-66% (p<0,05). Tỷ lệ cận thị mắc mới tích lũy ở học sinh nhóm can thiệp là 3.0%, trong khi đó tỷ lệ cận thị mắc mới tích lũy ở học sinh nhóm chứng là 7.3%, p = 0.047. Mức độ tiến triển cận thị: sau can thiệp giá trị SE trung bình của đối tượng cận thị trong nhóm chứng là -3.36 ± 1.68 (D) và nhóm can thiệp là -3.27 ± 1.98(D). Sự thay đổi SE trung bình ở đối tượng cận thị của nhóm chứng là - 0.67 ± 0.27 (D)/năm, của nhóm can thiệp là - 0.41 ± 0.24 (D)/năm. Sự khác biệt SE trung bình cận thị giữa 2 nhóm sau 1 năm là 0.26 D (95% KTC, 0.18 – 0.33), p< 0.001. Kết luận nghiên cứu đưa ra là nhìn gần và thời gian nhìn gần có liên quan đến nguy cơ cận thị ở học sinh, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách nhìn > 30 cm, cứ 30 phút cho mắt nghỉ 5 phút và tăng thời gian ngoài trời tối thiểu 2 giờ/ngày.