ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA CHUỘT LANG (CAVIA PORCELLUS) NUÔI TẠI VIỆN KIỂM ĐỊNH QUỐC GIA VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
DOI:
https://doi.org/10.56086/jcvb.v2i2.38Từ khóa:
Chuột lang, động vật thí nghiệm, sinh sản của chuột langTóm tắt
Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Chuột lang (Cavia porcellus) là động vật thí nghiệm phổ biến trong
các thử nghiệm về vắc xin và sinh phẩm y tế nhưng chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sinh sản và thử nghiệm biện pháp nâng
cao năng suất sinh sản để làm cơ sở cho việc nâng cao năng suất chăn nuôi chuột lang dùng
làm động vật thí nghiệm tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế.
Phương pháp: Mô tả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng các phương pháp thường
quy trong chăn nuôi. Đánh giá khả năng sinh sản của chuột được thực hiện trên 300 ổ đẻ
(chuột mẹ sinh con). Thử nghiệm biện pháp nâng cao năng suất sinh với 50 ổ thí nghiệm và
50 ổ đối chứng.
Kết quả: Số con sơ sinh còn sống trung bình là 2,27 con/ổ, cao nhất ở lứa 3 đạt 2,66 con/ổ
và khối lượng sơ sinh trung bình là 93,29g/con; trong đó ở lứa 3 là cao nhất đạt 101,14g/
con. Khối lượng cai sữa trung bình của lứa 2, lứa 3 là tương đương nhau và cao hơn các lứa
còn lại (241,90g/con; 242,50g/con). Tỷ lệ sơ sinh sống đến 24h của lứa 2 (84,30%) , lứa 3
(82,10% ), lứa 4 (80,70%) cao hơn lứa 1, lứa 5, lứa 6. Tỷ lệ sống tới cai sữa ở lứa đẻ thứ 4
cao nhất chiếm tỷ lệ 74,33%. Hình thức nuôi ghép con với số lượng tối đa 3 con con/mẹ làm
tăng tỷ lệ sống của chuột lang con từ khi sinh đến khi cai sữa (81,33%) so với lô không ghép
ổ (73,83%) đồng thời làm tăng khối lượng cơ thể chuột lang con ở các thời điểm 1 tuần tuổi,
2 tuần tuổi, 3 tuần tuổi.
Kết luận: Chuột lang nuôi tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có năng
suất sinh sản và sinh trưởng tương đương với các cơ sở nuôi chuột lang thí nghiệm khác
trong khu vực. Hình thức nuôi ghép con với số lượng tối đa 3 con con/mẹ làm tăng năng
suất sinh sản