JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS
https://jcvb.vn/index.php/jcvb
<p>Tạp chí Khoa học Kiểm định Vắc Xin và Sinh phẩm y tế của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế được thành lập và hoạt động theo Giấy phép hoạt động báo chí in số 409/GP-BTTTT ngày 01/07/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay, Tạp chí đã xuất bản theo định kỳ và được đông đảo bạn đọc đón nhận và ngày càng đáp ứng được nhu cầu và tình hình thực tế của hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện cũng như của ngành Y tế.</p> <p>Tạp chí Khoa học Kiểm định Vắc Xin và Sinh phẩm y tế có mã số chuẩn quốc tế ISSN là 2815-6269 và hiện đang xuất bản 4 số một năm, trong đó có 1 số tiếng anh. Tạp chí sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tóm tắt tiếng Anh. Tạp chí trình bày trên khổ giấy A4 và mỗi số có ít nhất là 10 bài báo.</p> <p>Ngoài ra, Viện có hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước có liên quan trong quá trình xem xét, đánh giá chất lượng bài báo trước khi chấp nhận đăng trên tạp chí. Tùy từng lĩnh vực nghiên cứu của bài báo, các chuyên gia có uy tín sẽ được lựa chọn để tham gia đánh giá bài báo trước khi đăng trên tạp chí.</p> <p> </p> <p><strong>Đầu mối liên hệ và tiếp nhận bài đăng Tạp chí</strong>: <br />Nguyễn Thị Khánh Linh –Trưởng ban thư ký. <br />Emai:tapchi@nicvb.org.vn</p> <p>Điện thoại: 0912779950; (024) 38389721.</p>National Institute for Control of Vaccines and Biologicalsvi-VNJOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS2815-6269NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HIỆU GIÁ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUNG HÒA TRÊN TẾ BÀO BHK21
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/187
<p>Hiện nay, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế (NICVB) đang thực hiện thử nghiệm xác định hiệu giá huyết thanh kháng dại bằng phương pháp trung hòa kháng thể trên chuột nhắt trắng (MNT), tuy nhiên phương pháp này còn có nhiều hạn chế. Từ năm 2018, phương pháp xác định hiệu giá kháng thể trung hòa trên tế bào BHK 21 (FAVN) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo áp dụng thay thế cho phương pháp MNT. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng quy trình xác định hiệu giá kháng huyết thanh dại trên sinh phẩm sản xuất từ huyết thanh ngựa bằng phương pháp trung hòa trên tế bào BHK 21 và thẩm định một phần quy trình dựa trên các tiêu chí độ đúng, độ lặp lại và độ chính xác trung gian. Đề tài đã xây dựng quy trình với nồng độ tế bào tối ưu đưa vào thử nghiệm là 5 x10<sup>5</sup> tế bào/ml. Quy trình thực hiện đảm bảo độ tin cậy với tính đúng của hiệu giá trung bình mẫu chuẩn kháng dại quốc tế mã NIBSC 19/244 là 167,52IU, có độ thu hồi R% là 102,14% so với giá trị hiệu giá của mẫu chuẩn đã công bố. Hệ số biến thiên (CV) trên các tiêu chí độ lặp lại và độ chính xác trung gian nhỏ hơn 20%, hoàn toàn phù hợp cho áp dụng thực tiễn trong công tác kiểm định huyết thanh kháng dại tại NICVB</p>Nguyễn Thị Mai HươngVũ Thị Thu HườngNguyễn Thị Tường AnPhạm Thị Hồng ThủyCao Thị VânNguyễn Kim Hùng
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.187THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH KIỂM TRA KLEBSIELLA OXYTOCA TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/188
<p>Thẩm định quy trình là một trong những bước quan trọng để đánh giá sự phù hợp cũng như xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp, nhằm đảm bảo độ tin cậy cho kết quả thử nghiệm. <em>Klebsiella oxytoca</em> là vi khuẩn Gram âm gây bệnh cơ hội trên người và động vật gặm nhấm, thường được phát hiện trong đường tiêu hóa và có thể phát triển tốt trên các môi trường nuôi cấy. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác nhận quy trình nhận diện tác nhân <em>Klebsiella oxytoca</em> trên chuột nhắt trắng ICR bằng phương pháp nuôi cấy trên các môi trường thạch DHL, MacConkey, SIM, thạch máu, môi trường Ure indol medium, thử phản ứng Oxydase và định danh bằng máy định danh vi khuẩn BD Phoenix (mã quản lý NICVB – BS01-TN). Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Quy trình nhận diện tác nhân <em>Klebsiella oxytoca</em> đã được tối ưu hóa dựa trên quy trình xét nghiệm của Trung tâm động vật thí nghiệm thuộc trường đại học Mahidol, Thái Lan đạt chứng nhận AAALAC. Vì vậy, thẩm định được tiến hành một phần gồm hai tiêu chí: Độ đặc hiệu và độ mạnh.</p>Hoàng Trung HưngNguyễn Chí HiếuQuách Thu ThảoMẫn Thị ThànhTrần Thị Hương ThơmNguyễn Đăng Khuê
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.188CHUYỂN ĐỔI VẮC XIN CÚM MÙA TỨ GIÁ VỀ TAM GIÁ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TRÊN TOÀN CẦU
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/189
<p>Ngày 29/9/2023 & 23/2/2024 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành khuyến cáo bỏ chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa tứ giá do nguy cơ tái xuất hiện thấp trong cộng động (từ tháng 3/2020 đến nay không phát hiện). Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn lâu dài, WHO kiến nghị chuyển đổi vắc xin cúm mùa tứ giá sang vắc xin cúm tam giá không chứa chủng B/Yamagata. Từ khuyến cáo của WHO, các cơ quan quản lý tham chiếu như Food and Drug Administration (FDA) và <em>European Medicines Agency (</em>EMA) đã họp ra quyết định chính thức về thành phần chủng cúm các vắc xin cúm mùa tương ứng cho các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu. Nhiều quốc gia trên thế giới đang phối hợp với các nhà sản xuất vắc xin để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi. Dự kiến tại Mỹ từ mùa cúm Bắc bán cầu (NH) 2024-2025, tại Châu Âu và nhiều nước khác từ mùa cúm Bắc bán cầu (NH) 2025-2026 sẽ đều chuyển sang vắc xin cúm tam giá.</p>Nguyễn Thị LýNguyễn Kim BáchĐoàn Hữu Thiển
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.189TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN HOÁ MỘT SỐ HỢP CHẤT 4,6-ARYLPYRIMIDINE-2(1H)-THIONE CÓ CHỨA NHÓM PROPARGYL
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/190
<p>Việc tổng hợp các chất dị vòng chứa nitrogen đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà tổng hợp hữu cơ do hoạt tính sinh học đa dạng của chúng. Hợp chất dị vòng có mặt trong cấu trúc của nhiều hợp chất thiên nhiên và có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Trong bài báo này, chúng tôi thực hiện phản ứng click để tổng hợp một số hợp chất có chứa đồng thời dị vòng pyrimidine và 1,2,3-triazole gắn với vòng đường D-glucose. Các hợp chất kiểu này được dự đoán có thể có các hoạt tính sinh học mang lại từ 2 dị vòng, và có thể được thử nghiệm hay ứng dụng trong nghiên cứu sản xuất thuốc.</p>Bùi Thanh TùngNguyễn Đình ThànhNguyễn Thị Thu Trang
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.190NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẮC XIN NÃO MÔ CẦU TÝP B
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/191
<p>Vắc xin não mô cầu týp B là một thành tựu quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn <em>Neisseria meningitidis</em> týp B gây ra. Tuy nhiên, quá trình sản xuất vắc xin này đối mặt với nhiều khó khăn do cấu trúc phức tạp và những thách thức trong việc phát triển vắc xin tái tổ hợp. Nghiên cứu này đánh giá tác động của những khó khăn trong sản xuất MenB dẫn đến tình trạng thiếu vắc xin cho chương trình tiêm chủng. Chúng tôi tiến hành phân tích các tài liệu khoa học và dữ liệu thực tiễn liên quan đến MenB, từ đó nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin MenB so với các loại vắc xin khác như týp A, C, Y, và W135</p>Đỗ Khánh LinhNguyễn Duy TháiLê Thị Hoàng YếnTrần Hồng TrâmBùi Thị Kim XuyếnĐỗ Linh Trang
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.191KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI CÓ NHIỄM VI RÚT HỢP BÀO ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2023
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/192
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tuổi có nhiễm vi-rút hợp bào đường hô hấp (RSV) tại khoa hô hấp bệnh viện Sản nhi Nghệ An. <strong>Phương pháp</strong>: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 150 trẻ từ 1 tháng đến 2 tuổi mắc viêm phổi có nhiễm RSV tại khoa hô hấp bệnh viện Sản nhi Nghệ An. <strong>Kết quả: </strong>Trẻ mắc đồng nhiễm vi khuẩn có nguy cơ mắc viêm phổi nặng cao hơn, chủ yếu là đồng nhiễm phế cầu, Haemophilus influenzae. Thời gian điều trị trung bình là 9,5 ± 4,2 ngày. Kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất là Cephalosporin và Aminosid. Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh, đỡ giảm khi ra viện là 96,0%; chỉ có 4,0% trẻ tiến triển nặng cần chuyển tuyến trên điều trị tiếp. Khoa hô hấp bệnh viện Sản nhi Nghệ An là đơn vị có chất lượng tốt trong việc điều trị viêm phổi cho trẻ có nhiễm RSV.</p>Phạm Văn HùngNguyễn Huy BìnhNguyễn Võ Thị BìnhTăng Xuân Hải
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.192NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU ĐỘNG HỌC (KINETIC CHROMOGENIC) XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NỘI ĐỘC TỐ TRONG VẮC XIN VÀ SINH PHẨM
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/193
<p>Nội độc tố tồn dư trong vắc xin và sinh phẩm là thành phần cần phải được xác định mức giới hạn cho phép trong các sản phẩm. Hiện nay, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sử dụng phương pháp thường quy Gel clot - đây là phương pháp bán định lượng nên có thể không phù hợp đối với các sản phẩm cần xác định chính xác lượng endotoxin trong mẫu. Do đó nhóm nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp so màu động học (Kinetic Chromogenic) để xác định hàm lượng endotoxin trong vắc xin cúm mùa và huyết thanh tinh chế cô đặc để tăng cường mức độ kiểm soát endotoxin đối với các sản phẩm này. Về phương pháp thực hiện, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ kit Kinetic-QCL (Lonza) kết hợp với máy đọc/ ủ phiến BioTek ELx808LBS (Lonza) và phần mềm WinKQCL™ phiên bản 5.3.3 để thực hiện phản ứng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhóm đã thực hiện thử nghiệm với 3 mẫu <br>(3 lô) của mỗi loại sản phẩm, lặp lại 3 lần đối với mỗi kỹ thuật viên để xác nhận các tiêu chí đường chuẩn, độ đúng và độ hồi phục, độ lặp lại và độ mạnh của phương pháp. Kết quả cho thấy phương pháp so màu động học đã được xác nhận và đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu của nhà sản xuất, trong đó giá trị tuyệt đối hệ số r của đường chuẩn đạt 0.999; độ đúng và độ hồi phục trong khoảng từ 103-125%, độ lặp lại và độ mạnh đều có giá trị <br>CV < 10%. Nghiên cứu đã xác định được phương pháp xử lý mẫu phù hợp đối với vắc xin cúm mùa là sử dụng nhiệt 70<sup>o</sup>C; và đối với huyết thanh tinh chế cô đặc cần áp dụng cả hai phương pháp là xử lý nhiệt và pha loãng mẫu trong dung dịch MgCl<sub>2</sub> 10 mM trước khi thực hiện thử nghiệm để loại bỏ các yếu tố ức chế hay tăng cường phản ứng LAL.</p>Tạ Nguyễn Tường VânLưu Nguyễn Nam KhươngLê Phương LiênTrần Ngọc Nhơn HuongVũ Thị Thu Hường HuongPhạm Thị Lan Anh HuongNguyễn Thị Thu Hoa Huong
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.193THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG BẤT LỢI SAU TIÊM VẮC-XIN PFIZER PHÒNG COVID-19 Ở CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY NAM HẢI CẦN THƠ NĂM 2021
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/194
<p>Nghiên cứu về vắc-xin Pfizer ngừa COVID-19 được thực hiện tại công ty Nam Hải Cần Thơ nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến các phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin, qua đó giúp giảm bớt lo ngại và tăng cường hiểu biết về lợi ích của vắc-xin trong việc ngăn ngừa bệnh và tử vong. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được tiến hành trên 150 công nhân thông qua phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định tỷ lệ các phản ứng bất lợi sau khi tiêm mũi 1 và mũi 2 của vắc-xin Pfizer. Kết quả cho thấy, tỷ lệ xuất hiện phản ứng bất lợi sau mũi 1 là 70,7%, và tăng lên đến 99,3% sau mũi 2. Các triệu chứng phổ biến gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, và sưng đau tại chỗ tiêm, thường xuất hiện trong 6 giờ đầu và tự giảm sau 48 giờ. Không có trường hợp nặng hoặc cần nhập viện nào được ghi nhận. Nghiên cứu kết luận rằng dù tỷ lệ các phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin khá cao, các triệu chứng phần lớn là nhẹ và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Thông tin này hữu ích cho việc xây dựng kế hoạch tiêm chủng an toàn, phù hợp cho các nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.</p>Đặng Tấn LợiNguyễn Thị Bé HaiVõ Hồng NhiTrần Nguyễn Anh DuyĐường Gia BửuNguyễn Thị Hải YếnLương Quốc Bình
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.194NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG LẬP CÔNG THỨC NHIỄM SẮC THỂ Ở NGƯỜI
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/195
<p>Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phần mềm trí tuệ nhân tạo trong lập công thức nhiễm sắc thể (NST) ở người. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu trên 237 hình ảnh cụm NST tương ứng với 10841 hình ảnh NST đơn lẻ kì giữa nhuộm băng Giemsa của các bệnh nhân làm xét nghiệm NST đồ từ máu ngoại vi tại Trung tâm Di truyền lâm sàng- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 6/2023 đến tháng 8/2024 trong đánh giá hiệu quả phân loại và phân cực NST tự động của phần mềm trí tuệ nhân tạo cho thấy, độ chính xác phân loại NST là 95,9%, độ chính xác phân loại NST trung bình trên một cụm NST là 95,9 ± 4,1%. F1-score, Recall và Precision phân loại NST lần lượt là 94,59%, 93,85% và 96,16%. Độ chính xác phân cực NST là 98,7%, độ chính xác phân cực NST trung bình trên một cụm NST là 98,74 ± 1,99%. Kết luận: Phần mềm trí tuệ trong nghiên cứu có mô hình phân loại và phân cực NST tốt, có thể ứng dụng hỗ trợ làm giảm công sức cho người thực hiện xét nghiệm NST đồ</p>Đoàn Thị Kim PhượngVũ Hồng Bảo NguyênLương Thị Lan AnhLưu Mạnh Hà
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.195KỸ NĂNG MỀM VÀ NHU CẦU HỌC KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, NĂM 2022
https://jcvb.vn/index.php/jcvb/article/view/196
<p>Kỹ năng mềm (KNM) là hành trang rất cần thiết cho sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Với mục tiêu mô tả tự đánh giá của SV về mức độ cần thiết, mức độ thành thạo và nhu cầu ưu tiên được đào tạo về KNM của SV năm thứ nhất chuyên ngành dinh dưỡng, y học dự phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội năm 2022. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trong 181 SV cho kết quả đại đa số sinh viên (SV) đều cho rằng các KNM là cần thiết (từ 85,1% đến 93,4%). Mức độ thành thạo về 14 KNM còn thấp (kỹ năng giao tiếp được SV tự đánh giá thành thạo nhất là 7/10 (10 là thành thạo nhất), thấp nhất là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh (4/10) và sử dụng thành thạo máy tính văn phòng (5/10). SV ưu tiên đầu tiên học kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh và kỹ năng giao tiếp. Đa số SV muốn được học các KNM miễn phí (từ 69,6% đến 92,3%). Mức sẵn sàng chi trả của SV để học giao tiếp bằng tiếng Anh là cao nhất. <strong>Kết luận và khuyến nghị:</strong> SV đều cho rằng học KNM là cần thiết và nhiều KNM của SV còn có mức độ thành thạo ở mức trung bình. SV năm thứ nhất có nhu cầu học KNM, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh và kỹ năng giao tiếp. Để SV có KNM tốt sau khi tốt nghiệp đại học, cần có các buổi sinh hoạt hướng dẫn tự học và phát triển các KNM cho SV. Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy trong trường đại học quan tâm nhiều hơn đến lồng ghép KNM cho SV cùng các kiến thức chuyên môn bắt buộc.</p>Phạm Bích DiệpLê Đình LuyếnĐàm Thị Ngọc AnhLê Thị Vũ HuyềnKim Bảo GiangĐỗ Thị Thanh ToànTrần Kim ThanhNguyễn Thị Thu HườngĐỗ Thị Thanh
Bản quyền (c) 2024
2024-12-272024-12-274410.56086/jcvb.v4i4.196