NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE HẠN CHẾ TỶ LỆ MẮC MỚI VÀ TIẾN TRIỂN CẬN THỊ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HOÀNG MAI – NGHỆ AN (2019 – 2020)

Các tác giả

  • Hồ Đức Hùng Sở Y tế Nghệ An
  • Nguyễn Hữu Dũng Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Thanh Hóa
  • Cao Bá Lợi Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

DOI:

https://doi.org/10.56086/jcvb.v4i1.145

Từ khóa:

Cận thị; Học sinh

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp có đối chứng kết hợp với theo dõi dọc bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống cận thị ở đối tượng học sinh trung học cơ sở tại 4 trường Trung học cơ sở Quỳnh Thiện, Quỳnh Lập, trường THCS Quỳnh Phương và Quỳnh Xuân là trường đối chứng. Kết quả nghiên cứu sau 1 năm can thiệp cho thấy: Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có kiến thức đúng phòng ngừa cận thị tăng lên 44% - 99% nhiều hơn so trước can thiệp là 5% - 35 % (trước can thiệp 9% - 94.5%) và cao hơn so với nhóm chứng 13% - 92% (p<0,05). Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có hành vi đúng phòng ngừa cận thị tăng lên 46% - 86% nhiều hơn so trước can thiệp là 15% - 21% (trước can thiệp 31% - 65%) và cao hơn so với nhóm chứng 31%-66% (p<0,05). Tỷ lệ cận thị mắc mới tích lũy ở học sinh nhóm can thiệp là 3.0%, trong khi đó tỷ lệ cận thị mắc mới tích lũy ở học sinh nhóm chứng là 7.3%, p = 0.047. Mức độ tiến triển cận thị: sau can thiệp giá trị SE trung bình của đối tượng cận thị trong nhóm chứng là -3.36 ± 1.68 (D) và nhóm can thiệp là -3.27 ± 1.98(D). Sự thay đổi SE trung bình ở đối tượng cận thị của nhóm chứng là - 0.67 ± 0.27 (D)/năm, của nhóm can thiệp là - 0.41 ± 0.24 (D)/năm. Sự khác biệt SE trung bình cận thị giữa 2 nhóm sau 1 năm là 0.26 D (95% KTC, 0.18 – 0.33), p< 0.001. Nhìn gần và thời gian nhìn gần có liên quan đến nguy cơ cận thị ở học sinh, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách nhìn > 30 cm, cứ 30 phút cho mắt nghỉ 5 phút và tăng thời gian ngoài trời tối thiểu 2 giờ/ngày

Tài liệu tham khảo

Morgan, Ian G, et al. (2018), The epidemics of myopia: aetiology and prevention, Progress in retinal and eye research. 62, pp.134-149.

Naidoo, Kovin S, et al. (2019), Potential lost productivity resulting from the global burden of myopia: systematic review, meta-analysis, and modeling, Ophthalmology. 126(3), pp. 338-346

Holden, Brien A, et al. (2016), Global prevalence of myopia and high myopia and temporal trends from 2000 through 2050, Ophthalmology. 123(5), pp.1036-1042.

Government of Vietnam (2016), Decision to approve the National Plan for blindness prevention and eye care towards 2020 and vision 2030,http://datafilesbk.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2017/01/2560.signed.pdf, access date 24/6/ 2020.

Hoàng Hữu Khôi (2017), Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Huế,

Paudel, et al. (2014), Prevalence of vision impairment and refractive error in school children in Ba Ria–Vung Tau province, Vietnam,Clinical & experimental ophthalmology,42(3):p.217-226

Vũ Quang Dũng (2008), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên

Mekong Development Research Institute (2017), Eye Health Among School Children in Vietnam: Prevalence of Refractive Errors, Accuracy of School-Based Screening, and KAPs Among Students, Parents, and School Staff. A Fred Hollows Foundation Research Report. Hanoi

Paudel, P. end et al., (2019),Effect of school eye health promotion on children’s eye health literacy in Vietnam,Health promotion international,34(1):pp.113-122

Hobday, K., et al., (2015), Healthy Eyes in Schools: An evaluation of a school and community-based intervention to promote eye health in rural Timor-Leste, Health Education Journal,74(4): pp.392-402

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-04-01

Cách trích dẫn

Hồ Đức Hùng, Nguyễn Hữu Dũng, & Cao Bá Lợi. (2024). NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE HẠN CHẾ TỶ LỆ MẮC MỚI VÀ TIẾN TRIỂN CẬN THỊ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HOÀNG MAI – NGHỆ AN (2019 – 2020). JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS, 4(1). https://doi.org/10.56086/jcvb.v4i1.145

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.