ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ỨC CHẾ VI KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG POLYPPHENOL, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CÁC DỊCH CHIẾT TỪ DƯỢC LIỆU CÚC TẦN (PLUCHEA INDICA)
DOI:
https://doi.org/10.56086/jcvb.v4i1.143Từ khóa:
cúc tần, dịch chiết, kháng khuẩn, polyphenol, chống oxy hóaTóm tắt
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát dịch chiết của cây cúc tần (Pluchea Indica) trên các vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm Bacillus subtilis (B. subtilis) ATCC 6633, Staphylococcus aureus (S. aureus) ATCC 25923, Escherichia coli ATCC 25922, Pseudomonas aeruginosa ATCC 9027 và Salmonella typhymurium ATCC 13311. Bên cạnh đó, hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết cũng được xác định, sử dụng thuốc thử Folin Ciocalteu và 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Sáu loại dung môi được sử dụng để chiết dược liệu cúc tần, bao gồm: nước nóng, ethanol, methanol, ethyl acetate, acetone và hexane. Các thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Dược lý và Phát triển thuốc, Trung tâm nghiên cứu xuất sắc và đổi mới sáng tạo, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024. Kết quả cho thấy, các dịch chiết có khả năng ức chế nhóm vi khuẩn gram dương, bao gồm B. subtilis và S. aureus, đồng thời có hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa ở mức đáng kể. Điều này khẳng định tiềm năng ứng dụng của cây thuốc này với vai trò là một chất kháng khuẩn có nguồn gốc tự nhiên. Trong số các dung môi khảo sát, methanol cho hiệu quả tốt nhất trên cả 3 chỉ tiêu và ức chế vi khuẩn, hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa. Theo đó, chúng tôi cho rằng dịch chiết với dung môi này nên được tiếp tục nghiên cứu để khai thác khả năng ứng dụng của cây thuốc này trong thực tiễn.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
Qiu, Y. Q., Qi, S. H., Zhang, S., Tian, X. P., Xiao, Z. H., Li, M. Y.,& Li, Q. X. (2008). Thiophene derivatives from the aerial part of Pluchea indica. Heterocycles, 75, 1757-1764. https://doi.org/10.3987/COM-08-11345 on May 13, 2022
Buapool, D., Mongkol, N., Chantimal, J., Roytrakul, S., Srisook, E., & Srisook, K. (2013). Molecular mechanism of anti-inflammatory activity of Pluchea indicaleaves in macrophages RAW 264.7 and its action in animal models ofinflammation. Journal of Ethnopharmacology, 146(2), 495–504. https://doi.org/10.1016 / j.jep.2013.01.01 on May 13,2022
Hudzicki & Jan (2009). Kirby-Bauer Disk Diffusion Susceptibility Test Protocol (2020). Retrieved from https://asm.org/getattachment/2594ce26-bd44-47f6-8287-0657aa9185ad/Kirby-Baure-Disk-Diffusion-Susceptibility-Test-Protocol-pdf.pdf on March 22.
Nguyễn Thanh Hà. Phương pháp kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học. Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 1991:329-338.
Bùi Thị Tho & Nguyễn Thị Thanh Hà (2009). Giáo trình Dược liệu Thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
Suda, I., T. Oki, Y. Nishiba, M. Masuda, M. Kobayashi, S. Nagai, R. Hiyane & T. Miyashige (2005). “Poluphenol Contents and Radical-Scavenging Activity of Extracts from Fruits and Vegetables in Cultivated in Okinawa, Japan.” Journal of The Japanese Society for Food Science and Technology-nippon Shokuhin Kagaku Kogaku Kaishi - J JPN SOC FOOD SCI TECHNOL 52: 462-471.
Masuda, T.; Oyama, Y.; Inaba, Y.; Toi, Y.; Arata, T.; Takeda, Y.; Nakamoto, K.; Kuninaga, H.; Nishizato, S.; Nonaka, A. Antioxidant related activities of ethanol extracts from edible and medicinal plants cultivated in Okinawa, Japan. Nippon Shokuhin Kagaku Kogaku Kaishi 2002, 49, 652–661.
Sirikhwan, T. (2021). Phytochemical screening, antioxidant and antimicrobial assessment of Pluchea indica (L.) Less extract as an active ingredient in natural lotion bar. Int. J. Curr. Pharm. Res,13(2), 51-57. https://doi.org/10.22159/ijcpr.2021v13i2.41555 on May 13, 2022