Xác định vật liệu di truyền trong mẫu vắc xin thủy đậu thương mại tại Việt Nam bằng kỹ thuật PCR
DOI:
https://doi.org/10.56086/jcvb.v2i1.19Từ khóa:
vắc xin, thủy đậu, kỹ thuật PCRTóm tắt
Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Viện kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có nhiệm vụ
kiểm soát chất lượng vắc xin và sinh phẩm y tế. Thử nghiệm nhận dạng vi rút thủy đậu là
yêu cầu bắt buộc trong việc kiểm định đánh giá chất lượng vắc xin. Hiện nay, theo hướng
dẫn của tổ chức y tế thế giới kỹ thuật trung hòa tạo đám hoại tử dùng trong thử nghiệm
nhận dạng vắc xin thủy đậu. Nhưng hạn chế của phương pháp này là phải dùng đến kháng
thể đặc hiệu và mẫu chuẩn của nhà sản xuất vì thế giới chưa thiết lập được mẫu chuẩn,
kháng thể quốc tế. Tại NICVB nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết lập một qui trình nhận
dạng vi rút thủy đậu bằng kỹ thuật PCR nhằm giảm phụ thuộc sinh phẩm của nhà sản xuất và
giảm thời gian thực hiện thử nghiệm.
Phương pháp: phương pháp PCR, phương pháp thẩm định thử nghiệm nhận dạng.
Kết quả: Mồi được thiết kế trên vùng gen ORF-7 ổn định, kích thước sản phẩm 280
nucleotit. Phản ứng PCR có thành phần như sau: 12,5 µl dung dịch đệm (master mix); 5,5 µl
H2O; 1 µl mồi xuôi, ngược, 5 µl khuôn và nhiệt độ gắn mồi của qui trình là 500C, 30 chu kỳ.
Sau khi tối ưu qui trình tiến hành thẩm định độ mạnh và giới hạn phát hiện. Qui trình nhận
dạng thủy đậu được ứng dụng trong kiểm định chất lượng vắc xin.
Kết luận: Nhóm nghiên cứu đã thiết kế được cặp mồi trên gen ORF-7 để nhận dạng vi rút thủy
đậu. Qui trình nhận dạng này sau khi thẩm định đã đạt về các chỉ tiêu độ mạnh, độ đặc hiệu và
giới hạn phát hiện.